Viết bởi Hoàng Thị Diệu Linh – Cán bộ chương trình, Kinh tế Tuần hoàn và Xử lý chất thải
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn và nhựa tại Bình Định
5 January, 2024
Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng về môi trường: đến năm 2025, quốc gia này dự kiến sẽ thải ra 52 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt hàng năm, tăng 10% đến 16% mỗi năm. Trong số này, rác thải nhựa, trong đó có túi nylon, chiếm từ 8% đến 12% nhưng chỉ có 10% được tái chế hiệu quả. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở tỉnh Bình Định, nơi được biết đến với đường bờ biển dài và tiềm năng kinh tế, nhưng hiện đang phải vật lộn với tình trạng khó xử về chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng. Chỉ riêng thành phố Quy Nhơn, mỗi năm có khoảng 32.000 tấn rác thải nhựa được thải ra, chỉ một phần nhỏ – 2.044 tấn – được thu gom để tái chế. Bãi rác Long Mỹ là minh chứng cho vấn đề này, tích tụ khoảng 63 tấn nhựa mỗi ngày, trong đó chỉ một phần nhỏ là vật liệu tái chế có giá trị cao.
Để giải quyết vấn đề cấp bách này, UNDP triển khai một dự án quan trọng mang tên “Nhân rộng các mô hình quản lý chất thải tổng hợp và toàn diện thông qua trao quyền cho khu vực phi chính thức và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn” (gọi tắt là DWP5C Giai đoạn 2) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy. Dự án này đang thành lập Cơ sở phục hồi vật liệu (MRF). Bằng cách thu gom và thu hồi rác thải nhựa từ nhiều nguồn, MRF sẽ biến những gì từng là rác thải thành tài nguyên quý giá. Nó không chỉ là phân loại, làm sạch và khử nhiễm; đó là cuộc cách mạng hóa cách chúng ta nhìn nhận và xử lý rác thải. Ngoài ra, dự án còn bao gồm sáng kiến mới khuyến khích các tàu đánh cá thu gom rác thải nhựa trên tàu, đồng thời xây dựng một nhà kho chuyên dụng và cung cấp các thiết bị thu gom thiết yếu. Hơn nữa, nó nhằm mục đích cải thiện đáng kể cuộc sống của người lao động xử lý rác thải không chính thức, đưa họ vào hệ thống quản lý chất thải và nâng cao sinh kế của họ thông qua các mô hình đổi mới này.
Cơ sở thu hồi vật liệu (MRF) – Tăng cường thu hồi và tái chế phế liệu nhựa
Cơ sở thu hồi vật liệu (MRF) được đặt tại Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, thôn Thanh Long, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cơ sở có diện tích 1.000 m2, với công suất xử lý 02 – 04 tấn nhựa một ngày. Dựa trên số liệu về nguồn rác nhựa phát sinh tại thành phố Quy Nhơn, MRF được thiết kế phù hợp với tiềm năng gia tăng công suất đến 5 – 10 tấn/ngày. Nguyên liệu đầu vào của MRF là các phế liệu nhựa được thu gom từ các nguồn như Cảng cá Quy Nhơn, các điểm thu gom phế liệu đặt tại thành phố Quy Nhơn, các vựa phế liệu, bãi chôn lấp Long Mỹ, các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn và siêu thị,.... theo cơ chế thu gom riêng với từng nhóm đối tác.
Tại MRF, bao bì nhựa PET và các túi nilon sẽ được ép kiện, trong khi các loại nhựa còn lại (HDPE, LDPE, PE, PP, PVC) sẽ được phân loại, nghiền nhỏ, rửa sạch, làm khô và đóng bao. Sản phẩm của MRF sẽ được bán lại cho các đơn vị tái chế, tạo vòng đời mới cho phế liệu nhựa, qua đó thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
MRF hướng đến các mục tiêu cụ thể về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. Cụ thể, về môi trường MRF sẽ hỗ trợ tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, sơ chế và thúc đẩy tái chế nhựa phế liệu từ nguồn phát sinh, đặc biệt nguồn nhựa có giá trị thấp không được thu gom và tái chế, từ đó, góp phần giảm thiểu lượng rác nhựa rò rỉ ra môi trường. Về kinh tế, MRF được thiết kế để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt là nguyên liệu nhựa phục vụ cho ngành công nghiệp nhựa và ngành tái chế nhựa vốn đang thiếu nhựa phế liệu trong nước. Về xã hội, MRF sẽ góp phần tạo thêm việc làm xanh cho địa phương, đặc biệt tạo sinh kế cho khối lao động phi chính thức khi tham gia vào mạng lưới thu gom và cung cấp phế liệu đầu vào cho MRF.
Ước tính với việc hình thành Cơ sở thu hồi vật liệu tại Bình Định, dự kiến sẽ thu hồi thêm được 2 - 4 tấn nhựa/ngày, giảm thiểu được 1 tấn chất thải phải chôn lấp, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động trên địa bàn.
Mô hình MRF được triển khai với sự phối hợp của nhiều cơ quan của tỉnh, đặc biệt là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định và các Sở ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phê duyệt chủ trương, bố trí các nguồn vốn đối ứng và các cấp các giấy phép liên quan về môi trường và xây dựng. Bên cạnh đó, trong quá trình thiết kế hệ thống và xây dựng quy trình vận hành MRF, các chuyên gia tư vấn về môi trường, xây dựng, tái chế đã đồng hành trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý phù hợp với bối cảnh địa phương. UNDP đóng vai trò giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả xuyên suốt các hoạt động, đề xuất điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng dự án.
Một số cột mốc trong năm 2023
Trong khuôn khổ dự án DWP5C giai đoạn 2, hai điểm truyền thông có địa chỉ tại số 40 Phan Bội Châu, phường Lê Lợi, và số 75 Nguyễn Diêu, Phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn đã được thiết lập nhằm thu hồi phế liệu nhựa từ cộng đồng cư dân xung quanh. Để khuyến khích hoạt động thu gom phế liệu nhựa, các chương trình đổi phế liệu nhựa nhận quà đã được tổ chức như Ngày Môi trường thế giới 5/6, Hội thảo giới thiệu MRF và khối lao động phi chính thức. Tính đến tháng 12/2023, tổng cộng gần 800kg phế liệu nhựa đã được thu gom về cho MRF.
Một số cột mốc trong năm 2023
Trong khuôn khổ dự án DWP5C giai đoạn 2, hai điểm truyền thông có địa chỉ tại số 40 Phan Bội Châu, phường Lê Lợi, và số 75 Nguyễn Diêu, Phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn đã được thiết lập nhằm thu hồi phế liệu nhựa từ cộng đồng cư dân xung quanh. Để khuyến khích hoạt động thu gom phế liệu nhựa, các chương trình đổi phế liệu nhựa nhận quà đã được tổ chức như Ngày Môi trường thế giới 5/6, Hội thảo giới thiệu MRF và khối lao động phi chính thức. Tính đến tháng 12/2023, tổng cộng gần 800kg phế liệu nhựa đã được thu gom về cho MRF.
Quỹ MRF đã được triển khai nhằm hỗ trợ hoạt động thu gom phế liệu nhựa từ các nguồn trong thành phố Quy Nhơn, bao gồm bãi chôn lấp Long Mỹ. Khối lượng thu hồi được tính đến cuối tháng 12/2023 đạt trên 67 tấn. Nguồn phế liệu này sẽ được đưa vào làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho MRF. Nguồn nhựa chất lượng thấp như bao bì, nhựa dùng một lần…, được thu hồi từ bãi chôn lấp Long Mỹ được dự kiến sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm tái chế như gạch nhựa, thanh nhựa. Theo kế hoạch, khoảng 30 bộ bàn ghế và 1,000m2 sàn gạch từ nhựa tái chế sẽ được lắp cho các địa điểm công cộng trên địa bàn TP. Quy Nhơn trong năm 2024.
Tháng 11/2023 đã diễn ra sự kiện “Giới thiệu mô hình vận hành MRF và sự tham gia của lao động phi chính thức”, cùng với Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định với 02 khách sạn, 03 vựa phế liệu về việc tham gia mạng lưới đối tác của MRF.
Ngoài ra, cơ chế thu gom phế liệu nhựa từ 200 tàu cá tham gia Chương trình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” về MRF được xây dựng. Chuỗi sự kiện ngày 27/11 tại Bình Định cũng đánh dấu sự ra mắt của Câu lạc bộ lao động phi chính thức trong lĩnh vực thu gom phế liệu tại Quy Nhơn nhằm kết nối và khuyến khích sự tham gia của các lao động này trong mạng lưới thu gom và cung cấp phế liệu nhựa đầu vào cho MRF.
Để hỗ trợ công tác thu gom và vận chuyển phế liệu nhựa về MRF, với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Nhật Bản, UNDP đã hỗ trợ 04 xe tải điện thu gom rác thải chuyên dụng cho UBND thành phố Quy Nhơn. Bốn chiếc xe tải điện kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong hình thành các tuyến đường xanh vận chuyển phế liệu nhựa về MRF, đồng thời góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn hướng tới nền nền kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp.
Cơ sở MRF tại Bình Định hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nhà xưởng và lắp đặt hệ thống thiết bị, dự kiến sẽ đi vào vận hành chính thức trong Quý I năm 2024. Mô hình được kỳ vọng sẽ tạo sinh kế cho nhóm lao động phi chính thức, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống quản lý chất thải rắn của địa phương thông qua việc giảm khối lượng chất thải chôn lấp. Đây là mô hình điển hình về hợp tác công tư, với sự tham gia của khối tư nhân như công ty thu gom, vựa phế liệu, và doanh nghiệp tái chế trong việc khép kín chuỗi giá trị của phế liệu nhựa tại thành phố Quy Nhơn.
Thông tin liên hệ
Nếu có câu hỏi hoặc thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Bà Hoàng Thị Diệu Linh – Cán bộ chương trình, Kinh tế Tuần hoàn và Xử lý chất thải – hoang.thi.dieu.linh@undp.org.